Tổng hợp full bảng màu sắc và tên gọi phổ biến nhất hiện nay


Trong đời sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp vô vàn màu sắc khác nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Bạn có biết rằng các màu được chia thành các bảng và gọi tên theo cách riêng biệt? Hãy cùng tìm hiểu những bảng màu sắc và tên gọi phổ biến nhất hiện nay qua bài viết sau nhé!
Mục lục
 

Giới thiệu chung về các bảng màu sắc 

Bảng màu sắc là bảng tổng hợp tất cả các màu theo hệ và gọi tên chúng bằng mã riêng. Có nhiều bảng màu khác nhau, trong đó, bảng màu được sử dụng phổ biến nhất là bảng màu Hex, RGB, CMYK,...Bảng màu là công cụ hữu ích với các nhà thiết kế, giúp họ có cơ sở đưa ra sự lựa chọn và phối màu phù hợp với nhu cầu.

Tuy nhiên, mỗi bảng màu sẽ có đặc điểm và cách đặt mã màu riêng. Chúng cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc phân biệt được các bảng màu giúp chúng ta có thể ứng dụng màu sắc trong thiết kế, in ấn,...một cách chính xác nhất.

Các bảng màu sắc và tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều bảng màu khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bảng màu sắc và tên gọi của 5 bảng màu phổ biến nhất.

Bảng màu RGB

Bảng màu RGB

Bảng màu sắc chuẩn RGB gồm 16.777.216 màu khác nhau. Bảng màu RGB là hệ màu sử dụng ba giá trị số từ 0 đến 255 để biểu diễn cường độ của 3 kênh màu: đỏ (Red), xanh lá (Green), xanh lam (Blue). Đó cũng là lý do mà tên bảng màu được viết tắt là RGB.

Bảng màu này được ứng dụng nhiều trong thiết kế hiển thị trên màn hình, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác như hình ảnh, poster quảng cáo online,...

Cách viết mã màu RGB: rgb(giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3). Trong đó:

  • Giá trị 1 biểu thị màu đỏ.

  • Giá trị 2 biểu thị màu xanh lá. 

  • Giá trị 3 biểu thị màu xanh lam. 

  • Các giá trị chạy từ 0 đến 255. Giá trị càng lớn, cường độ màu càng cao. 

Ví dụ: Mã màu RGB với tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh:

Mã màu RGB

Tiếng Việt                

Tiếng Anh

rgb(255,0,255)              

Hồng

Magenta

(0,0,128)

Xanh navy

Navy

Bảng màu CMYK

Bảng màu CMYK - bảng màu sắc và tên gọi

Bảng màu CMYK là hệ màu sử dụng 4 giá trị số từ 0 đến 100 để biểu diễn tỷ lệ phần trăm của 4 màu: xanh lơ (Cyan), hồng (Magenta), vàng (Yellow), đen (Key). Do đó, tên bảng màu được viết tắt là CMYK.

Bảng màu này được xem như tiêu chuẩn trong in ấn vì nó phản ánh cách máy in pha trộn các loại mực để tạo ra các màu sắc chính xác khi in.

Cách viết mã màu CMYK: cmyk(giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3, giá trị 4). Trong đó:

  • Giá trị 1 biểu thị phần trăm màu xanh lơ. 

  • Giá trị 2 biểu thị phần trăm màu hồng.  

  • Giá trị 3 biểu thị phần trăm màu vàng.

  • Giá trị 4 biểu thị phần trăm màu đen. 

  • Các giá trị chạy từ 0 đến 100. Giá trị càng lớn thì màu càng đậm và ngược lại. 

Ví dụ: Mã màu CMYK với tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh:

Mã màu CMYK

Tiếng Việt              

Tiếng Anh

(0%,100%,100%,0%)                   

Đỏ

Red

(100%,100%,0%,0%)

Xanh lam

Blue

7 màu sắc cơ bản

Bảng 7 màu cơ bản

Bảng màu cơ bản gồm những màu đơn sắc, được biểu diễn bởi ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính (prism). Hiện tượng ánh sáng trắng phân tách thành dải màu đơn sắc được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Hiện tượng này diễn ra do ánh sáng bị khúc xạ khi đi qua hai môi trường không đồng chất.

Hiện tượng tán sắc do khúc xạ ánh sáng

Cụ thể, bản chất của ánh sáng trắng là tập hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc. Khi ánh sáng trắng đi từ môi trường không khí qua môi trường lăng kính, ánh sáng trắng sẽ bị khúc xạ lần 1, tạo thành các tia sáng đơn sắc. Sau đó, các tia sáng đơn sắc này tiếp tục đi từ môi trường trong lăng kính ra môi trường không khí, bị khúc xạ lần 2. Khi tất cả các tia sáng đơn sắc thoát ra ngoài lăng kính, chúng kết hợp tạo thành một dải màu liên tiếp, được gọi là quang phổ. 

Theo nghiên cứu đầu tiên của nhà khoa học Newton, dải màu này gồm 7 màu cơ bản, bao gồm: đỏ, vàng, cam, xanh lá, xanh lục, chàm, tím. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã chứng mình màu chàm không phải màu cơ bản. Do đó, các bảng màu cơ bản hiện nay chỉ thể hiện 6 màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím.

Ví dụ: Tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh và mã RGB của các màu cơ bản:

Tiếng Việt            

Tiếng Anh

Mã màu RGB (R,G,B)

Đỏ

Red

(255,0,0)

Vàng

Yellow

(255,255,0)

Cam

Orange

(255,128,0)

Lục

Green

(0,255,0)

Lam

Blue

(0,0,255)

Tím

Purple/ Violet                 

(128,0,128)

Bảng 12 màu sắc cơ bản

Bảng 12 màu cơ bản

Bảng 12 màu sắc cơ bản được hình thành từ bảng 7 màu cơ bản, trong đó 12 màu được chia thành 3 nhóm: màu chính (primary colors), màu thứ cấp (secondary colors) và màu trung gian (tertiary colors). 

3 nhóm màu 

Màu chính (primary colors)

Bao gồm 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam. Khi pha trộn 3 màu này theo tỉ lệ nhất định, chúng ta có thể tạo ra tất cả các màu còn lại. Nếu pha trộn 3 màu theo tỉ lệ 1:1:1, ta sẽ được màu đen.

Màu thứ cấp (secondary colors)

Bao gồm 3 màu: cam, xanh lá cây, tím. Các màu thứ cấp được tạo ra từ sự pha trộn giữa các màu chính với nhau theo tỷ lệ 1:1. Trong đó (xanh lam + đỏ) = tím, (đỏ + vàng) = cam; (vàng + xanh lam) = xanh lá cây.

Màu trung gian (tertiary colors)

Gồm có 6 màu: đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, lục lam, lam tím, đỏ tím. Màu trung gian được hình thành bằng cách pha trộn giữa màu cấp 1 với màu cấp 2 theo tỷ lệ 1:1.

Ví dụ: Mã màu RGB, tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh của 12 màu cơ bản:

 

Tiếng Việt             

Tiếng Anh

Mã màu RGB               

(R,G,B)

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Mã màu RGB

(R,G,B)

Đỏ

Red

(255,0,0)

Đỏ cam

Red Orange

(255,64,0)

Vàng

Yellow

(255,255,0)

Vàng cam

Yellow Orange              

(255,191,0)

Cam

Orange

(255,128,0)

Vàng xanh                  

Yellow Green

(128,255,0)

Lục

Green

(0,255,0)

Xanh lơ

Blue Green

(0,128,128)

Lam

Blue

(0,0,255)

Xanh tím

Blue Violet

(64,0,191)

Tím

Purple/ Violet           

(128,0,128)

Đỏ tím

Red Violet

(191,0,64)

Bảng 24 màu cơ bản

Bảng 24 màu cơ bản

Bảng 24 màu được chia thành 2 nhóm chính: màu nóng (warm colors) và màu lạnh (cool colors). Trong đó:

  • Màu nóng: bao gồm 12 màu, chiếm nửa bánh xe màu từ màu vàng tới màu tím. 

  • Màu lạnh: gồm 12 màu còn lại, chiếm nửa bánh xe màu từ xanh lam đến xanh lá.

Ví dụ: Các mã màu RGB, tên gọi tiếng Việt, tiếng Anh của 12 màu cơ bản:

 

Tiếng Việt               

Tiếng Anh

Mã màu RGB                

(R,G,B)

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Mã màu RGB

(R,G,B)

Đỏ

Red

(255,0,0)

Vàng - vàng cam                       

Yellow - Yellow Orange             

(255,223,0)

Vàng

Yellow

(255,255,0)

Cam - cam vàng

Orange - Orange Yellow

(255,160,0)

Cam

Orange

(255,128,0)

Cam - cam đỏ

Orange - Orange Red

(255,96,0)

Lục

Green

(0,255,0)

Đỏ - đỏ cam

Red - Red Orange

(255,32,0)

Lam

Blue

(0,0,255)

Đỏ - đỏ tím

Red - Red Violet

(223,0,32)

Tím

Purple/ Violet

(128,0,128)

Tím - tím đỏ

Fuchsia

(160,0,96)

Đỏ cam

Red Orange

(255,64,0)

Tím - tím lam

Violet - Violet Blue 

(96,0,160)

Vàng cam

Yellow Orange

(255,191,0)

Lam - lam tím

Blue - Violet Blue

(32,0,223)

Vàng xanh

Yellow Green

(128,255,0)

Lam - lam lục

Blue - Blue Green

(0,64,192)

Xanh lơ

Blue Green/ Cyan

(0,128,128)

Lục - lục lam

Green - Green Blue

(0,192,64)

Xanh tím

Blue Violet

(64,0,191)

Lục -  Lục vàng

Green - Green yellow

(64,255,0)

Đỏ tím

Red Violet/ Magenta               

(191,0,64)

Vàng - vàng lục

Yellow - Yellow Green

(192,255,0)

Ứng dụng màu sắc trong in ấn

Ứng dụng màu sắc trong in ấn

Trong in ấn, màu sắc đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên một sản phẩm đẹp. Màu sắc có rất nhiều ứng dụng, chẳng hạn như:

  • Tạo ra các sản phẩm in ấn bắt mắt, phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng của khách hàng. Ví dụ như như nhãn mác, bao bì, catalogue, poster, banner,...

  • Thể hiện được phong cách và thông điệp của thương hiệu thông qua logo, slogan, hình ảnh,...

  • Tạo ra sự nhận diện và sự khác biệt nổi bật cho sản phẩm thông qua thiết kế bao bì.

  • Tác động đến cảm xúc, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng, khuyến khích họ quan tâm và mua sản phẩm.

Và để ứng dụng màu sắc trong in ấn hiệu quả, người thiết kế cần chú ý những điểm sau:

  • Chọn hệ màu phù hợp với loại máy in và chất liệu in. Có hai hệ màu chính là RGB (Red-Green-Blue) và CMYK (Cyan-Magenta-Yellow-Key). 

RGB là hệ màu cộng dụng cho các thiết bị hiển thị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại, TV,… CMYK là hệ màu trừ dùng cho các máy in phun mực hay offset. Nếu thiết kế bằng RGB mà in bằng CMYK sẽ làm cho màu sắc bị sai lệch và không đúng ý muốn.

  • Chọn màu sắc phù hợp với nội dung và ý nghĩa của sản phẩm in ấn. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng và tượng trưng cho một điều gì đó. Khi chọn màu cho sản phẩm in ấn cần lưu ý đến văn hóa, thị hiếu của người sử dụng.

Ví dụ: Màu trắng trong văn hóa phương Tây thể hiện sự thanh cao, thuần khiết, trong sáng. Tuy nhiên, màu trắng lại gợi nhớ đến nỗi buồn bã, chết chóc ở phương Đông.

  • Phối hợp các màu sắc hài hòa, nổi bật và tạo ra sự cân bằng. Nên áp dụng các nguyên tắc phối màu phù hợp với phong cách thiết kế. Nếu muốn tạo sự hài hòa thì nên phối màu liền kề, nếu muốn tạo sự tương phản mạnh thì nên phối màu tam giác hoặc màu đối đỉnh.

Trên đây là ​​Tổng hợp full bảng màu sắc và tên gọi phổ biến nhất hiện nay của UNI. Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bận dễ dàng hơn trong việc thiết kế các ấn phẩm của riêng mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng danh mục

[TỔNG HỢP] 111+ mẫu decal dán bếp vân đá hoa cương đẹp

Decal dán bếp vân đá hoa cương là một giải pháp tuyệt vời để tạo điểm nhấn độc đáo và sang trọng cho không gian bếp của bạn. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ, giá thành hợp lý và nhiều ưu điểm nổi bật, decal này đang ...

999+ mẫu decal dán tường phòng khách đẹp 2024

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc trang trí không gian sống và làm việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn đang tìm kiếm một giải pháp trang trí độc đáo và tiện lợi cho phòng khách của mình? Hãy dành chút thời gian để khám phá ...

999+ mẫu decal trang trí quán cafe độc đáo 2024

Ngày nay, việc thiết kế quán cafe không chỉ dừng lại ở việc chọn lựa nội thất phù hợp, mà còn tập trung vào các chi tiết nhỏ để tạo ra một không gian độc đáo, thu hút và ấn tượng. Với sự độc đáo và sáng tạo, các mẫu decal ...

[HOT] 20+ máy in tem nhãn decal giá rẻ, chất lượng nhất

Khi nhu cầu in tem nhãn decal ngày càng tăng cao, việc lựa chọn và trang bị cho mình một chiếc máy in phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn đem lại hiệu quả vận hành cao. Chính vì vậy, trong bài viết này, Xưởng ...

Decal dán kính mua ở đâu Hà? 20+ nơi bán decal uy tín tại Hà Nội

Không chỉ đơn thuần là một vật liệu trang trí, giấy decal dán kính còn là một giải pháp thông minh và hiệu quả cho nhu cầu bảo vệ và nâng cao tính thẩm mỹ của không gian sống và làm việc. Vậy decal dán kính mua ở đâu Hà Đông? ...

Tổng hợp mẫu decal chữ dán tường và địa chỉ Decal chữ theo yêu cầu tại Hà Nội

Trong tất cả các phương tiện quảng cáo hiệu quả, decal chữ dán tường đang nổi lên như một công cụ không thể thiếu. Với khả năng tạo ra không gian sáng tạo và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, decal chữ không chỉ là một cách để trang ...

Địa chỉ in Giấy mỹ thuật Hà Nội uy tín, chất lượng

Với sự phát triển không ngừng của thị trường, việc chọn lựa một địa chỉ in giấy mỹ thuật uy tín và chất lượng đang trở thành điều quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong hàng loạt các đơn vị in ấn hiện nay, xưởng in Uni nổi ...